Có 2.091 kết quả được tìm thấy
Càng gần dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), những quán cà phê trang trí theo chủ đề Ngày Giải phóng đang trở thành “tọa độ” check-in được săn đón tại Ninh Bình. Không chỉ hút khách bởi không gian rợp cờ đỏ Sao vàng, băng rôn, các quán còn khéo léo lồng ghép những chi tiết decor mang dấu ấn lịch sử, tạo nên background chụp ảnh độc đáo, ý nghĩa.
Ngày 16/4 tại Trung đoàn 935, Sư đoàn 370, Quân Chủng Phòng không - Không quân (đóng chân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai), Tiểu ban diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tổ chức Tổng hợp luyện các lực lượng vũ trang diễu binh, diễu hành lần thứ 2.
Nằm ở vị trí chiến lược, Ninh Bình đã hiên ngang trở thành "lá chắn thép" kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Những chiến công oanh liệt và sự hy sinh cao cả của quân và dân Ninh Bình đã góp phần cùng cả nước làm nên một trang sử hào hùng trong lịch sử kháng chiến kiến quốc.
Sau sáp nhập, thành phố Hoa Lư còn nhiều hộ khó khăn về nhà ở do công trình xuống cấp, điều kiện gia đình là hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…Để hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, thành phố đã tập trung mọi nguồn lực để giúp các hộ có mái ấm khang trang.
Trong dòng chảy bất tận của thời gian, với bao thăng trầm của lịch sử, Lễ hội Hoa Lư vẫn còn đó vẹn nguyên giá trị trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể; vẫn là hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo, đặc sắc riêng có của người dân Ninh Bình. Hào khí Hoa Lư không chỉ là lời nhắc nhớ về quá khứ, về cội nguồn, gốc rễ, mà còn là niềm tự hào, là điểm tựa, là hành trang, là lời hiệu triệu để các thế hệ người dân Ninh Bình viết tiếp bản hùng ca cho quê hương.
Sáng 7/4, tại không gian trung tâm của Lễ hội Hoa Lư, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Công ty BHD tổ chức Hội thảo khoa học, triển lãm “Trang phục và Cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ Linh tráng sĩ-Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa của Lễ hội Hoa Lư năm 2025.
Với vị thế là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, Lễ hội Hoa Lư năm 2025 là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt của tỉnh, được các sở, ngành, địa phương tích cực chuẩn bị các nội dung để lễ hội diễn ra trang trọng, ấn tượng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh thi đua lao động, sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Vào tháng ba âm lịch hằng năm, du khách thập phương lại về trẩy hội Hoa Lư để tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng đế và các bậc tiền nhân. Lễ hội với nhiều nghi lễ trang trọng và các hoạt động văn hóa đặc sắc, đang được các đơn vị, địa phương tích cực chuẩn bị.
Từ ngày 31/3, Bộ Công an chính thức triển khai hoạt động Trang thông tin Bộ Công an trên nền tảng mạng xã hội Zalo.
Báo Ninh Bình xin giới thiệu câu chuyện: Bác Hồ với tinh thần tự học (theo tài liệu của Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, từ ngày 26/3, Cục chính thức vận hành trang thông tin mới cung cấp dịch vụ công về cấp, đổi giấy phép lái xe tại địa chỉ: https://dvc-gplx.csgt.bocongan.gov.vn. Người dân có nhu cầu cấp, đổi giấy phép lái xe sẽ truy cập vào trang thông tin điện tử mới này.
Thực hiện đổi mới chuyển từ trang bị kiến thức cho người học sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đã và dang triển khai nhiều giải pháp từ đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm để hình thành và phát triển ở người học năng lực tư duy độc lập, vận dụng tổng hợp và linh hoạt tri thức để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và cuộc sống.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Bảo tàng Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan là nơi lưu giữ những hiện vật quan trọng. Mỗi hiện vật là một câu chuyện từ quá khứ, giúp cho thế hệ trẻ hiểu hơn về những trang sử hào hùng của vùng quê cách mạng Quỳnh Lưu - “cái nôi” của phong trào cách mạng, nơi thành lập chi bộ cộng sản đảng đầu tiên ở Ninh Bình.
Mặc dù sức mua giảm so với dịp trước Tết Nguyên đán nhưng hiện nay thị trường quần áo thời trang vẫn khá nhộn nhịp. Trong khi người bán cố gắng đẩy hàng, chuẩn bị cho đợt hàng hè đang cận kề thì không ít người mua cũng tranh thủ mua sắm quần áo với mức giá khuyến mại siêu khủng.
Mặc dù điều kiện trang thiết bị y tế còn thiếu thốn song đội ngũ các y, bác sĩ trên đảo Song Tử Tây, thuộc Quần đảo Trường Sa luôn khắc phục khó khăn, hết lòng chăm sóc sức khỏe quân và dân, cứu giúp kịp thời nhiều trường hợp ngư dân gặp nạn. Nhờ đó, cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, là điểm tựa cho người dân và ngư dân vươn khơi bám biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khám bệnh, điều trị cho cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân trên địa bàn, thời gian vừa qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Quân y 5 (Cục Hậu cần-Kỹ thuật Quân đoàn 12) luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang, mua sắm trang thiết bị y tế hiện đại, xây dựng đội ngũ y, bác sĩ “Sáng y đức, vững y thuật”, góp phần xây dựng Bệnh viện ngày càng hiện đại, chuyên sâu, thân thiện.
Để thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của Nhân dân trong công tác khám, chữa bệnh, Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt là khai thác tối đa hiệu quả các trang, thiết bị y tế, triển khai và làm chủ nhiều kỹ thuật khó...
Ngoài nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa còn tranh thủ trang trí bàn thờ Tết, trang trí các chậu quất, chậu mai ngày Tết theo phong tục cổ truyền, tạo không khí đón Tết ngoài khơi xa thật đầm ấm. Giữa trùng khơi bốn bề sóng vỗ, đón Tết cổ truyền dân tộc không có pháo hoa, không nhiều mai, đào khoe sắc nhưng vẫn có một Trường Sa sáng lung linh, đầm ấm giữa đại dương. Ở đó, Nhân dân và các cán bộ, chiến sĩ cùng sum vầy đón Tết, vững một niềm tin canh trời, giữ biển để đất liền đón những mùa xuân trọn vẹn... Báo Ninh Bình điện tử xin giới thiệu bộ ảnh của tác giả Nguyễn Xuân Trường.
Ngày 13/2, Công ty Bảo Việt Nhân thọ Ninh Bình chính thức khai trương và đi vào hoạt động Văn phòng đại diện tại tổ 8, phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp với cơ sở vật chất hiện đại, khang trang và thuận tiện, phục vụ tốt nhất người dân tại khu vực này.
Ngày 13/2, hơn 1.600 thanh niên ưu tú quê hương Ninh Bình lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân. Với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng cho ngày hội tòng quân đảm bảo trang trọng, an toàn và tiết kiệm.
Đêm 11/2 (tức 14 tháng Giêng Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) đã diễn ra Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Hàng năm, vào đầu Xuân mới, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt Đền Trần - Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp), phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định), chính quyền địa phương và dân làng Tức Mặc lại tổ chức Lễ hội Khai ấn Đền Trần (từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng) trang trọng với ý nghĩa nhân văn to lớn: cầu cho “Quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị”, mọi nhà chung hưởng lộc ấn Đền Trần, mọi người bước vào năm mới mạnh khoẻ, lao động hăng say, học tập, công tác tốt.